Với nhịp sống nhanh và hiện đại, không có gì đáng ngạc nhiên khi càng ngày càng có nhiều người có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe do môi trường tiếp xúc với nhiều chất có tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cao. Dư sắt là một trong nhiều vấn đề sức khỏe thường bị bỏ qua và ít được quan tâm tới.
Liệu pháp thải sắt là phương pháp được tạo ra nhằm loại bỏ lượng sắt dư thừa và các loại độc tố kim loại khác tích tụ trong cơ thể. Khám phá thêm về liệu pháp thải sắt và tìm hiểu thêm về các triệu chứng khi cơ thể bạn bị nhiễm độc sắt.
Sắt Tích Tụ Trong Máu Có Thể Gây Nguy Hiểm Tới Tính Mạng | Tìm Hiểu Thêm Về Lợi Ích Của Liệu Pháp Thải Sắt
Liệu Pháp Thải Sắt Là Gì?
Liệu pháp thải sắt là phương pháp cải thiện sức khỏe nhằm duy trì và cân bằng nồng độ sắt bằng cách loại bỏ sắt tích tụ lâu ngày trong cơ thể với hợp chất chuyên dụng. Liệu pháp này được áp dụng cho những người đã được truyền máu trước đó, những người mắc bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh (thalassemia) và bị thừa sắt (hemochromatosis).
Sắt là loại khoáng chất góp phần quan trọng trong việc hình thành một số loại hormone và phân tử huyết sắc tố trong tế bào máu. Một lượng tế bào máu dồi dào rất quan trọng cho các cơ quan và mô, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình sinh học và chức năng thiết yếu trong cơ thể được hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất sắt mà phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài, như thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm bổ sung. Dù gan và lá lách có nhiệm vụ trữ sắt, lượng sắt dư thừa có thể lan ra bên ngoài và xâm nhập vào tim và hệ thống nội tiết. Quá nhiều chất có lợi cũng có thể gây hại, và việc dư thừa sắt có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tối ưu về lâu dài.
Dung nạp quá nhiều chất sắt có thể gây ra tình trạng dư thừa sắt, có thể gây hại tới cơ quan quan trọng như tim, gan, và tuyến tụy nếu như không được điều trị triệt để. Đó là lý do vì sao liệu pháp thải sắt có thể giúp loại bỏ sắt dư thừa trong cơ thể. Đây là liệu pháp không xâm lấn, giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa tổn thương nội tạng, và giảm thiểu nguy cơ biến chứng sức khỏe liên quan tới tình trạng dư thừa sắt.
Liệu Pháp Thải Sắt Hoạt Động Như Thế Nào?
Mục tiêu chính của liệu pháp là thải sắt, bảo vệ cơ thể khỏi tác động có hại gây ra bởi sắt bị dư thừa. Khi được đưa vào cơ thể, thuốc thải sắt sẽ liên kết với các ion sắt và tạo thành các phức hợp ổn định có thể được đào thải qua đường tiêu và tiểu tiện.
Tùy theo nhu cầu, tình trạng sức khỏe, và nồng độ sắt bị dư thừa, mỗi bệnh nhân có thể sử dụng một trong ba phương pháp điều trị như sau:
Deferoxamine
Deferoxamine đã có mặt trên thị thường hơn 40 năm. Tuy được giới thiệu vào những năm 1960 nhưng Deferoxamine mới trở nên phổ biến vào những năm 1970. Thuốc có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da hoặc truyền qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này được chỉ định cho những ai bị nhiễm độc tố sắt nồng độ cao dẫn tới biến chứng nhiễm độc toàn thân, nôn mửa kéo dài, mê man hoặc có nồng độ sắt trong cơ thể vượt ngưỡng 500 mcg/dL. Quá trình truyền Deferoxamine thường kéo dài 12 tiếng đồng hồ, nhưng cũng có thể lâu hơn khoảng 24 tiếng nếu bệnh nhân bị nhiễm độc trầm trọng.
Deferasirox
Deferasirox được ra mắt vào năm 2006. Mặc dù mới được phát hành ra thị trường không lâu, Deferasirox được nhiều người ưa chuộng bởi nó tiện lợi hơn Deferoxamine. Khác với Deferoxamine truyền tĩnh mạch, Deferasirox có thể được đưa vào cơ thể thông qua đường uống, có nghĩa là bệnh nhân có thể uống thuốc dạng viên hoặc nước hòa tan với Deferasirox. Khác với Deferoxamine, loại có công dụng đào thải sắt trong trường hợp quá tải sắt cấp tính, mục đích của Deferasirox là giúp bệnh nhân cân bằng và duy trì nồng độ sắt trong cơ thể về lâu dài.
Deferiprone
Deferiprone được chứng minh là có hiệu quả trong việc đào thải sắt khỏi các nội tạng quan trọng như tim. Giống như Deferasirox, bệnh nhân có thể uống Deferiprone ba lần trong một ngày dưới dạng viên hoặc chất lỏng.
Tác Dụng Phụ Của Liệu Pháp Thải Sắt
Các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp khi sử dụng liệu pháp thải sắt bao gồm:
- Phát ban hoặc nổi mề đay
- Ngứa
- Nôn mửa
- Thị lực suy yếu hoặc bị mờ
- Mất thính giác
- Đục thủy tinh thể
- Chóng mặt
- Đau bụng hoặc chuột rút
- Tiêu chảy
- Nhịp tim nhanh
- Huyết áp thấp
- Sốc phản vệ
- Gan thận bị tổn thương
Khi gặp các triệu chứng trên, liên hệ ngay với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng. Hơn hết, thăm khám kịp thời là việc cần thiết để đảm bảo thính giác và thị giác của bạn sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng trong trường hợp thời gian trị liệu kéo dài.
Tổng Quan Về Tình Trạng Quá Tải Sắt
Như đã nói trên, quá tải sắt là tình trạng sức khỏe xảy ra khi cơ thể tồn đọng sắt do truyền máu hoặc dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt.
Mặc dù cơ thể chúng ta có cơ chế tự đào thải các chất có hại, sắt lại là trường đặc biệt. Theo thời gian, các ion sắt này có thể xâm chiếm các cơ quan không có chức năng dự trữ sắt, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh và tổn thương nội tạng về lâu dài.
Hơn nữa, rất khó để biết ai đó bị dư thừa sắt do tình trạng này thường không có triệu chứng sớm. Ngay cả khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, chúng vẫn tương đối mơ hồ và có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng sức khỏe khác.
Thăm khám với bác sĩ là việc quan trọng cần làm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xác định nồng độ sắt trong cơ thể với một số bài kiểm tra, chẳng hạn như xét nghiệm máu giúp đo nồng độ sắt trong máu và cơ quan nội tạng, xét nghiệm di truyền giúp xác định xem tình trạng quá tải sắt có phải do di truyền hay không, ngoài ra còn có xét nghiệm chức năng gan và chụp cắt lớp MRI.
Mỗi người sẽ có triệu chứng khác nhau khi cơ thể bị quá tải sắt. Một số triệu chứng của tình trạng quá tải sắt bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng
- Sụt cân không rõ nguyên do
- Đau bụng
- Đau khớp
- Mất ham muốn tình dục
- Hụt hơi
- Nhịp tim không đều
- Da bị tái xám
- Phình lá lách
- Phình gan
- Ung thư gan
- Suy gan
- Suy tim
- Tiểu đường
- Teo tinh hoàn
- Viêm khớp
- Xơ gan
Làm Thế Nào Để Ngăn Ngừa Tình Trạng Quá Tải Sắt
Mặc dù sắt là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, dung nạp quá nhiều có thể gây hệ lụy sức khỏe. Bên cạnh sử dụng liệu pháp thải sắt để đào thải sắt dư thừa trong cơ thể, bạn có thể chủ động ngăn ngừa cơ thể dung nạp quá nhiều chất sắt bằng việc giảm bớt tiêu thụ thực phẩm chức năng giàu chất sắt và chất có cồn, tránh gộp chung vitamin C với thực phẩm giàu sắt, và hạn chế nấu ăn với dụng cụ bằng sắt.